Ba mẹ nào cũng mong muốn chuẩn bị thật tốt để chào đón thiên thần nhỏ chào đời nhưng không phải lúc nào thời điểm đi sinh đúng như dự kiến. Chủ động nắm bắt những dấu hiệu sắp sinh con so sẽ giúp bạn chủ động hơn trong những tình huống bất ngờ. Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
1. Nhận biết thời điểm sinh con so
Thai kỳ được xem đủ tháng là khi mẹ sinh em bé vào tuần từ 38 đến 40, bất kể là con so hay con rạ. Nhưng đây chỉ là khoảng thời gian mang tính ước chừng bởi trên thực tế mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh vào tuần thứ 36 hoặc muộn hơn ở tuần 42. Đặc biệt, khi mang thai em bé đầu lòng hay còn gọi là con so, mẹ thường có dấu hiệu chuyển dạ và sinh sớm hơn dự tính từ 7 -10 ngày.
Trong những lần khám định kỳ, mẹ sẽ được bác sĩ tính ngày dự sinh để chuẩn bị sẵn sàng nhất. Đến gần ngày đó mẹ cần theo dõi các dấu hiệu cơ thể để biết thời điểm em bé chuẩn bị ra đời.

2. Các dấu hiệu sắp sinh con so mẹ cần ghi nhớ
Sinh con so đánh dấu lần đầu mẹ “lâm bồn”, vì vậy sẽ không tránh khỏi cho bố mẹ những bỡ ngỡ. Dưới đây là những dấu hiệu mẹ cần ghi nhớ khi ngày dự sinh đang cận kề.
2.1. Các dấu hiệu trước 1-2 tuần
Sa bụng dưới
Càng về cuối thai kỳ, em bé sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu để dễ dàng chui ra. Hiện tượng này ở các mẹ bầu con so sẽ dễ nhận biết hơn. Thời điểm này, chị em có thể gặp nhiều khó khăn khi đi lại. Đồng thời mẹ cũng sẽ cảm thấy dễ thở hơn khi áp lực ở lồng ngực và phổi đã được giảm bớt.

Đi tiểu nhiều lần hoặc tiêu chảy
Thai nhi lọt xuống xương chậu sẽ kích thích bàng quang, khiến mẹ thường xuyên buồn tiểu. Ngoài ra một số mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy gần ngày sinh do các hormone được tăng cường nhằm tạo thuận lợi khi bé ra đời. Để hạn chế mất nước, chị em sẽ được khuyến khích uống nhiều nước hơn. Đây cũng là một trong những lý do tiểu tiện nhiều ở phụ nữ sắp sinh.
Tăng hoặc giảm cân
Trái ngược với 3 tháng đầu, cân nặng của các mẹ bầu sắp sinh có thể chững lại hoặc giảm từ 1- 2kg. Điều này xảy ra do lượng nước ối đang giảm dần xuống và chỉ là biểu hiện bình thường của cơ thể để chào đón bé ra đời, nên bố mẹ không nên lo lắng quá.
Chuột rút và đau xương chậu
Đau xương chậu và chuột rút là dấu hiệu sắp sinh con mà mẹ sẽ thường xuyên gặp phải. Ngoài ra, tần suất của các cơn đau ở háng, lưng sẽ tăng lên. Càng gần ngày sinh, dấu hiệu này sẽ cảm rõ hơn do các cơ và xương khớp đang được nới lỏng, kéo căng để chuẩn bị cho bé ra đời.

Sưng nề vùng kín
Do thay đổi nội tiết tố, dây thần kinh đã làm cho các mạch máu ở tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo giãn hết cỡ. Khi đó, lượng máu nuôi dưỡng sẽ tăng lên làm cho đường kính ống âm đạo giãn nở khi chuyển dạ.
Bản năng làm tổ
Vào thời điểm sắp lâm bồn, mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi tương tự như 3 tháng đầu thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ nhưng cũng có không ít người hoạt bát và khỏe mạnh hơn bình thường. Hiện tượng này được gọi là bản năng “làm tổ” của người mẹ, khi sự mong chờ và hạnh phúc với vai trò mới trỗi dậy, khiến người phụ nữ luôn muốn chuẩn bị điều tốt nhất cho con.
Khi có dấu hiệu sắp sinh trước 1-2 tuần mẹ nên:
- Mẹ chuẩn bị sẵn đồ đạc, giỏ đồ đi sinh gồm bỉm tã, quần áo, khăn xô, đồ lót… Để tiện lợi nhất, mẹ nên tìm mua sẵn một số bộ sản phẩm hoặc giỏ đồ đinh sinh.
- Mẹ liên hệ với bệnh viện, bác sĩ để được hướng dẫn và đặt lịch sinh nếu cần
- Bồi bổ cơ thể bằng các món ăn ngon, thực phẩm giàu dinh dưỡng
Lưu ý: Một số nhãn hàng bỉm sữa, mẹ và bé thường có chương trình combo đồ dùng đi sinh cho mẹ. Mẹ có thể tham khảo để việc chuẩn bị được chu đáo và dễ dàng hơn. Ví dụ thương hiệu bỉm Bobby với giỏ đồ đi sinh có đầy đủ các món cần thiết cho mẹ và bé như tã giấy, miếng lót hoặc khăn ướt. Combo đi sinh 5 trong 1 sẽ giúp các gia đình tiết kiệm chi phí và giảm khả năng chuẩn bị thiếu đồ.

2.2. Các dấu hiệu trước khi chuyển dạ 24h
Sau những dấu hiệu sắp sinh con so đã được báo hiệu trước từ 1 – 2 tuần, mẹ sẽ phải trải qua thời kỳ chuyển dạ sinh. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so và thời gian chuyển dạ sinh ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( lực co bóp, khung xương chậu, ống sinh dục, kích thước đầu thai…). Ở những mẹ sinh con đầu lòng có thể sẽ lâu hơn (16 – 24 tiếng) do cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn khá chắc. Trong thời gian đó, mẹ sẽ gặp phải những dấu hiệu như:
Bung nhớt hồng
Nút nhầy ở vị trí giữa cổ tử cung và âm đạo có vai trò như một hàng rào bảo vệ thai nhi khỏi sự thâm nhập của vi khuẩn hay lực tác động mạnh từ bên ngoài. Vì vậy, khi cổ từ cung mở dần sẽ khiến nút nhầy này bung ra ngoài cửa âm đạo và có màu hồng.
Các cơn gò tử cung
Gò tử cung (co thắt chuyển dạ) thường dễ bị nhầm lẫn với cơn gò sinh lý. Tuy nhiên, gần thời điểm sinh, cơn gò có thể sẽ mạnh dần lên và kèm theo dấu hiệu chuột rút. Vào tuần từ 38 đến 40, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, lan từ bụng dưới sang bụng trước và sau lưng.
Trong lần sinh con so, cơn gò tử cung sẽ tạo cảm giác đau đớn hơn để đảm bảo cổ tử cung được mở hết cỡ. Vì vậy, ở thời điểm này mẹ bầu nên học cách thở và săn hiệu quả để tạo động lực cho quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.

Vỡ ối
Những cơn gò tử cung sẽ tạo ra áp lực trong buồng trứng làm đầu thai di chuyển xuống dưới, tạo thành đầu ối. Tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, màng nối căng lên và vỡ ra làm nước ối chảy chảy ra bên ngoài. Có từ 8 – 10% mẹ bầu vỡ ối sớm. Trong đó lượng nước và màu sắc có thể khác nhau do từng cơ địa. Đi kèm với hiện tượng vỡ ối sẽ là cơn gò tử cung với tần suất dồn dập hơn
Khi có dấu hiệu sắp sinh trước 24h mẹ nên:
- Mẹ nên đi khám bác sĩ thường xuyên để được hướng dẫn cách xử lý nếu vỡ ối sớm hoặc hướng dẫn nhập viện.
- Những việc mẹ cần làm khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần hết sức bình tĩnh quan sát tình hình, kiểm soát hơi thở và tâm lý, các bố hãy đồng hành cùng mẹ để chuẩn bị đồ đạc, liên hệ với bác sĩ để sắp xếp. Ngoài ra, mẹ hãy luôn đảm bảo con có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đi lại nhẹ nhàng và thư giãn massage để kiểm soát tinh thần cũng như cảm giác đau đớn.
- Điều quan trọng là mẹ nên giữ tâm lý bình tĩnh và tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Sự ra đời của em bé đầu tiên là dấu ấn quan trọng mà ai cũng mong đợi. Mẹ nên chuẩn bị kỹ càng về tâm lý lẫn kiến thức để chủ động trước những dấu hiệu sắp sinh con so có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Những kiến thức trên đây là sẽ cuốn cẩm nang hữu ích cho mẹ trước khi “lâm bồn” và để bố có thêm kinh nghiệm khi đồng hành cùng mẹ trên hành trình chào đón bé yêu.