Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh vô cùng quan trọng bởi trong 6 tháng đầu đời trẻ nhỏ phát triển phụ thuộc phần lớn vào nguồn sữa mẹ. Vậy người mới sinh con nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ mới sinh em bé cần ăn uống đủ chất để hồi phục sức khỏe hậu sản, cũng như cần tăng cường bổ sung các thực phẩm lợi sữa để con lớn khỏe thông minh. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiêng các loại đồ uống có cồn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Sau đây bài viết sẽ chia sẻ với mẹ đa dạng các loại thực phẩm giúp nâng cao dinh dưỡng khẩu phần ăn của mẹ cũng như những món mà mẹ nên tránh!
Nội dung
1. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ mới sinh
Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng là tiền đề giúp xác định phụ nữ mới sinh con nên ăn gì và kiêng gì. Cơ thể mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau tùy theo cân nặng, độ tuổi, mức độ hoạt động và nhiều yếu tố khác, tuy nhiên các mẹ sau sinh có thể tham khảo các dữ liệu sau:
- Năng lượng: Năng lượng được bổ sung tối thiểu phải tương đương với năng lượng để mẹ bài tiết sữa, nghĩa là khoảng 2500 calo/ngày
- Protein: Nhu cầu protein cho mẹ sau sinh tăng 13 – 19 g/ngày, cụ thể trong 6 tháng đầu sau sinh là 79 g/ngày và 6 tháng tiếp theo là 73 g/ngày. Chiếm khoảng 15% so với tổng năng lượng cần nạp.
- Lipid: Khẩu phần mỗi bữa ăn của mẹ cần có lượng chất béo chiếm 20 – 30 %, cụ thể 50 – 60 g/ngày
- Đường bột: Chiếm khoảng 65% khẩu phần mỗi bữa ăn, cụ thể 300 – 350 g/ngày
- Vitamin: Vitamin B2 1,6 mg/ngày, vitamin C 95 mg/ngày, vitamin B9 500 mcg/ngày, folate tăng thêm 100 mcg/ngày, vitamin A 650 – 1100 mcg/ngày, vitamin D 20 mcg/ngày. Theo đó, khuyến khích mỗi ngày các bà mẹ nên bổ sung 400g trái cây / rau củ
- Chất khoáng: Sắt 24 mg/ngày, canxi 1.300 mg/ngày, kẽm 9.5 mg/ngày
- Nước: Để cung cấp đủ cho quá trình sản xuất và tiết sữa, bà mẹ nên uống khoảng 2 – 2,5 l/ngày
Chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho sản phụ nhanh hồi phục, đảm bảo đủ sữa chất lượng cho con bú.
2. Bà mẹ mới sinh con nên ăn gì?
2.1. Lương thực
2. 2.1.Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc mang tới lợi ích nào cho mẹ và bé?
- Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nguồn năng lượng protein dồi dào
- Hàm lượng khoáng chất cao từ thực vật giúp duy trì lượng đường huyết ổn định, hạn chế bệnh tiểu đường
- Bổ sung nhiều loại vitamin và chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh táo bón
- Vitamin K, chất xơ và chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ
- Duy trì cân nặng cho mẹ mà vẫn đảm bảo thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé
Khẩu phần ăn: Bà mẹ đang cho con bú cần 450 – 500g ngũ cốc / ngày.
Món ăn với ngũ cốc thơm ngon cho mẹ: Ngũ cốc mix cùng sữa chua và thêm một vài quả mọng, bánh mì ngũ cốc, bánh quy ngũ cốc, sinh tố ngũ cốc xay…
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g yến mạch:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 389 calo |
Protein | 16,9 g |
lipid | 6,9 g |
Tinh bột | 66,3 g |
Chất xơ | 10,6 g |
Nước | 8% |
Đường | 0 g |
2.2.2. Gạo lức

Lợi ích của gạo lứt với các mẹ mới sinh em bé:
- Các bà mẹ mới sinh em bé thường có chút ám ảnh với cân nặng của mình. Thay vì cắt giảm hoàn toàn lượng tinh bột thì Gạo nâu (gạo lứt) sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ để vừa đảm bảo nạp đủ mức năng lượng, đủ mức calo cần thiết theo khuyến nghị của các chuyên gia vừa lấy lại được vóc dáng thon gọn của mẹ ngày trước.
- Gạo lứt sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa cũng như chất lượng sữa mẹ. Mẹ xinh và bé vẫn lớn khôn.
Khẩu phần ăn: Mỗi ngày mẹ không nên ăn quá 200g gạo lứt và có thể ăn vào 3 bữa chính thay thế hoàn toàn cơm trắng.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong một chén gạo lứt:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 216 calo |
Chất xơ | 3,5 g |
Tinh bột | 44 g |
Protein | 5 g |
Chất béo | 1,8 g |
B3 | 15% RDI |
B1 | 12% RDI |
B5 | 6% RDI |
B6 | 14% RDI |
Magie | 21% RDI |
Kẽm | 8% RDI |
Sắt | 5% RDI |
Đồng | 10% RDI |
Phốt pho | 16% RDI |
Selen | 27% RDI |
Mangan | 88% RDI |
2.2. Các loại hạt
Nếu được hỏi người mới sinh con nên ăn gì thì không thể bỏ qua các loại hạt với hàm lượng dinh dưỡng cao và hơn hết lại khá lành tính.
Các loại hạt sẽ mang đến lợi ích gì cho mẹ và bé?
Hạt dinh dưỡng là loại thực phẩm phổ biến, là sự lựa chọn thông minh, mang giá trị lành mạnh cho mọi chế độ ăn:
- Cung cấp các chất chống oxy hóa hạn chế quá trình lão hóa da của mẹ
- Cân bằng cholesterol cho da mẹ căng bóng, mịn màng; Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ
- Thường xuyên ăn hạt giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ tiểu đường và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bởi thành phần dinh dưỡng trong các loại hạt chứa nhiều chất béo nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa, không gây tích tụ mỡ thừa
- Đặc biệt Omega-3 vô cùng có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ
Một số loại hạt có lợi cho mẹ: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt macca, hạt dẻ cười, quả hồ đào…
Khẩu phần ăn: Lượng khẩu phần ăn hạt hợp lý cho các mẹ đang cho con bú là 56 – 85g hạt/tuần, ít nhất 3 lần/tuần. Mỗi ngày của các bà mẹ đang cho con bú cần khoảng 80 gam protein, riêng 28 gam hạt hỗn hợp đã cung cấp đủ 56,7 gam protein.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 28 gam Hạt hạnh nhân:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 161 clo |
Protein | 14 g |
lipid | 6 g |
Tinh bột | 6 g |
Chất xơ | 3,5 g |
Vitamin E | 37% lượng tiêu thụ hàng ngày (theo RDI) |
Magie | 19% RDI |
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 28 gam Hạt óc chó:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 182 calo |
Protein | 4 g |
lipid | 18 g |
Tinh bột | 4 g |
Chất xơ | 2 g |
Vitamin E | 1% RDI |
Magie | 11% RDI |
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 28 gam Hạt điều:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 155 calo |
Protein | 5 g |
lipid | 12 g |
Tinh bột | 9 g |
Chất xơ | 1 g |
Vitamin E | 1% RDI |
Magie | 20% RDI |
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 28 gam Hạt Macca :
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 200 calo |
Protein | 2 g |
lipid | 21 g |
Tinh bột | 4 g |
Chất xơ | 2,5 g |
Vitamin E | 1% RDI |
Magie | 9% RDI |

2.3. Đậu và đỗ
Lợi ích của các loại đậu tới sức khỏe của mẹ và bé:
- Hàm lượng chất xơ cao: giúp giảm lượng cholesterol – yếu tố gây mắc bệnh tim mạch
- Chất xơ làm tăng cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn, kiểm soát lượng đường huyết, duy trì cân nặng
- Các hoạt chất khác như Flavonoid, tannin, hợp chất phenolic hay các chất chống oxy hóa, các chất chống viêm có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư
- Đậu và đỗ là nguồn cung cấp Protein thực vật hỗ trợ giảm cân, giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh
Khẩu phần ăn: Bà mẹ đang nuôi con bú cần 50 – 100g/ngày đậu hoặc các sản phẩm từ đậu.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 28 gam đậu phộng:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 176 calo |
Protein | 4 g |
lipid | 17 g |
Tinh bột | 5 g |
Chất xơ | 3 g |
Vitamin E | 21% RDI |
Magie | 11% RDI |
2.4. Các loại thịt
2.4.1. Thịt bò
Thịt bò dồi dào dinh dưỡng cho cả mẹ và bé:
- Thịt bò cung cấp năng lượng, cũng như khoáng chất và vitamin giúp tăng khả năng miễn dịch;
- Protein giúp tăng chuyển hóa, tăng quá trình tổng hợp thức ăn;
- Giàu sắt bổ sung máu cho cơ thể;
- Bổ sung collagen tái tạo tế bào, nhanh lành vết thương đặc biệt tốt cho mẹ sinh mổ
- Hoạt chất Cytocilin giúp đốt cháy chất béo, kiểm soát cân nặng.
Khẩu phần ăn: Khẩu phần của mẹ cho con bú nên là 200 – 250 g/ngày
Các món ăn thơm ngon từ thịt bò: Bò xào hành tây, cà rốt, cần tây, đu đủ, hoa thiên lý; bò sốt vang; bắp bò hầm củ sen…
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt bò:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 182 calo |
Protein | 21,5 gam |
Lipid | 10,7 gam |
Vitamin A | 12 mcg |
Vitamin PP | 4,5 mg |
Vitamin B6 | 0,44 mg |
VItamin B12 | 3,05 mg |
Sắt | 3,1 mg |
Magie | 28 mg |
Kẽm | 3,64 mg |
Đồng | 160 mg |
Canxi | 12 mg |
2.4.2. Thịt lợn
Lợi ích:
- Một loại thực phẩm phổ biến không thể thiếu, chứa nhiều đạm và thành phần vitamin muối khoáng.
- Đặc biệt là Kali hỗ trợ cho hệ thần kinh của trẻ phát triển toàn diện, Kali cũng là chất giúp làm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch.
Các món ngon chế biến cùng thịt lợn – lợi sữa cho mẹ: Canh rau thì là thịt băm, thịt lợn kho trứng, chân giò nấu đu đủ, canh mọc nấu rau củ, canh khoai tây nấu xương, canh đu đủ nấu sườn non…
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt lợn:
Protein | Lipid | Canxi | Phospho | Sắt | Kẽm | Kali | Natri | Vitamin A | |
Thịt nửa nạc nửa mỡ | 16,5g | 21,5g | 9g | 178mg | 1,5mg | 1,91mg | 285 mg | 55 mg | 10ug |
Thịt nạc | 19g | 7g | 7mg | 190mg | 1,5mg | 2,5mg | 341mg | 76 mg | 2ug |
Thịt mỡ | 14,5g | 37,3g | 8mg | 156mg | 0,4mg | 1,59mg | 31 mg | 42 mg | 2ug |
2.4.4. Thịt gà
Lợi ích:
- Axit amin tryptophan – chất giúp tăng nồng độ serotonin trong não có tác dụng ổn định cảm xúc, chống trầm cảm sau sinh
- Thịt gà giúp kiểm soát axit amin Homocysteine – chất nguy hiểm cho tim mạch
- Giàu selenium – khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Giàu Niacin – vitamin giúp chống lại bệnh ung thư
- Đặc biệt phần ức gà hỗ trợ quá trình giảm cân cho mẹ sau sinh với hàm lượng đạm cao lợi sữa nhưng ít chất béo.
Khẩu phần ăn: Mẹ có thể linh hoạt thay đổi các món ăn chính với các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… để cho bữa luôn được đa dạng.
Món ngon với thịt gà lợi sữa cho mẹ: canh gà hầm thuốc bắc, thịt gà xào nghệ, cháo gà hạt sen, ức gà xào măng tây…
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt gà:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 165 calo |
Chất béo | 3,6 g |
Protein | 31 g |
Tinh bột | 0 g |
2.4.5. Thịt nội tạng
Ăn nội tạng động vật có tốt cho mẹ đang cho con bú không?
- Dạ dày heo hầm hạt sen: hạt sen dưỡng tâm, ích thận; dạ dày heo lành da và tốt hệ tiêu hóa.
- Gan lợn giàu vitamin A, B, D; giàu axit folic và các nguyên tố vi lượng như sắt.
- Tim, cật lợn hầm cháo bồi bổ sức khỏe bà đẻ.
Khẩu phần ăn: Mẹ đang cho con bú chỉ nên cho gan, tim, cật, dạ dày lợn vào thực đơn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50 – 70g là vừa đủ.

2.5. Nhóm rau củ quả
Lợi ích của rau xanh mang đến cho mẹ và bé:
- Rau lá xanh: Các loại như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau má, rau diếp, rau bina, bông cải xanh, cải bó xôi… chứa hàm lượng vitamin A cao, ít calo cùng với canxi, vitamin C, sắt tốt cho sức khỏe và chất chống oxy hóa tốt cho hệ tim mạch. Đặc biệt rau ngót giúp loại bỏ hết sản dịch, chất nhầy; đồng thời tăng sản sữa và có thể trị táo bón.
- Rau màu vàng, vàng cam: Điển hình ở đây có cà rốt, bí ngô, bí đỏ, khoai lang đỏ,… loại thực phẩm này chứa nhiều tiền vitamin A (beta carotene) tăng cường thị lực, chống oxy hóa, tăng lượng sữa.
- Các loại rau củ quả khác: Ví dụ có bầu, bí, mướp, đu đủ, giá đỗ,… đều là các thực phẩm lợi sữa cho mẹ mới sinh em bé.
Khẩu phần ăn: Phụ nữ đang nuôi con bú cần ăn 300 – 400g rau trong 1 ngày

2.6. Nhóm trái cây
Lợi ích:
- Lượng đường hoàn toàn tự nhiên
- Các loại quả mọng sẽ đem lại nguồn vitamin C dồi dào cho mẹ và bé
- Đặc biệt có quả sung chứa nhiều chất xơ nên tốt cho mẹ bị tắc tia sữa hoặc mẹ bị táo bón.
Khẩu phần ăn: Lượng trái cây hoặc nước ép sinh tố phụ nữ cho con bú cần nạp mỗi ngày ít nhất khoảng 150g.
Món ăn đa dạng gợi ý cho mẹ: Sinh tố, nước ép trái cây; sữa chua hoa quả; kem trái cây; trái cây sấy dẻo…

Tham khảo: Phụ nữ sau sinh ăn hoa quả gì? 21+ loại quả bổ dưỡng mà mẹ cần biết
2.7. Cá và hải sản
2.7.1. Cá hồi
Lợi ích:
- Khi mẹ cho con bú ăn cá hồi lượng DHA sẽ tiết vào sữa, cung cấp lượng DHA dồi dào tốt cho quá trình phát triển hệ thần kinh não bộ của trẻ
- Cá hồi cung cấp selenium tăng cường miễn dịch
- Acid amin – đơn vị cấu tạo nên protein
- Astaxanthin – chất chống oxy hóa, chống lão hóa
- Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng thịt cá hồi cũng giúp cải thiện tâm trạng cho mẹ, hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh
Khẩu phần ăn hợp lý cho bà mẹ cho con bú là 330g/tuần.
Các món ăn mẹ có thể chế biến với cá hồi: Cá hồi áp chảo, cháo cá hồi, cá hồi nướng, cá hồi hấp, cá hồi kho…
Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g cá hồi:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 200 calo |
Chất béo | 15,8 g |
Protein | 18,5 g |
Omega 3 (EPA, DPA, DHA) | 3,1 g |
Vitamin A | 7,1 µg |
Vitamin D | 8,6 µg |
Vitamin B12 | 4 µg |
Kali | 369 mg |
2.7.2. Cá chép
Lợi ích: Cá chép có hàm lượng đạm (protein), vitamin A, kali cao có ích cho các mẹ ít sữa để sữa về nhiều hơn.
Món ngon cho mẹ: Cá hấp, cháo cá…
2.7.3. Rong biển
Lợi ích: Rong biển là một sản phẩm nổi tiếng tại xứ sở Kim Chi và không thể phụ nhận sự bổ dưỡng của nó đối với cơ thể như chống oxy hóa, chống táo bón, tăng miễn dịch cơ thể, tốt cho cho da và hệ mạch.
Món ngon cho mẹ bỉm: Canh rong biển nấu thịt, rong biển trộn cơm, cơm cuộn rong biển…

2.8. Sữa và thực phẩm từ sữa
2.8.1. Sữa tươi
Lợi ích:
- Các yếu tố dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể mẹ và bài tiết vào sữa, nạp dưỡng chất vào sữa mẹ để bé hấp thụ toàn diện
- Vitamin nhóm A – tăng thị lực
- Vitamin nhóm B – tạo năng lượng hỗ trợ tế bào máu
- Canxi – phát triển chắc khỏe xương
Khẩu phần: Mẹ cho con bú uống 3 ly sữa mỗi ngày là hoàn hảo nhất, tương đương 705ml sữa.
2.8.2. Thực phẩm từ sữa
Lợi ích: Với việc nuôi con bằng sữa mẹ thì việc bổ sung các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ, váng sữa, sữa đặc… vô cùng cần thiết. Bởi nó cung cấp một lượng lớn vitamin D và canxi giúp mẹ và bé cùng chắc khỏe xương, tránh bệnh loãng xương.
Khẩu phần ăn: Lượng canxi mẹ cho con bú cần bổ sung hàng ngày là 1000mg/ngày.
Món ngon cho mẹ: Các sản phẩm từ sữa mẹ có thể sử dụng trực tiếp hoặc biến tấu món ăn vặt đa dạng phong phú: Bánh sữa tươi chiên, bánh sữa chua, ánh pudding sữa tươi, bánh flan, bánh sữa tươi nướng, sữa chua phô mai…
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 1 ly sữa nguyên chất:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 149 calo |
Chất đạm | 7,69 g |
Tinh bột | 11,7 g |
Chất béo | 7,93 g |
Canxi | 276 mg |
Folate | 12,2 IU |
Vitamin A | 112 IU |
Vitamin D | 3,7 đơn vị quốc tế (IU) |
Vitamin B12 | 1,1 mcg |
Kali | 322 mg |
Magie | 24,4 mg |
Phospho | 205 mg |

2.9. Trứng và các sản phẩm từ trứng
Lợi ích: Trứng chứa nhiều chất đạm và vitamin D hỗ trợ tăng trưởng chắc khỏe xương cho cả mẹ và bé.
Khẩu phần ăn: Các bà mẹ cần bổ sung 40 – 50g trứng mỗi ngày
Khẩu phần cho mẹ mới sinh em bé là 1 – 2 quả trứng cho mỗi bữa sáng.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g trứng:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Năng lượng | 166 calo |
Protein | 14,8 g |
Chất béo | 11,6 g |
Glucid | 0,5 g |
Chất xơ | 0 g |
Vitamin | 750 mcg |
Chất khoáng | 250 mg |

Bài viết cùng chủ đề:
3. Bà mẹ mới sinh con không nên ăn gì?
Bên cạnh hướng dẫn người mới sinh con nên ăn gì, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về những món mà mẹ mới sinh nên kiêng cữ. Mẹ ăn gì thì con sẽ được hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất đó, vì thế trong thời kỳ cho con bú các bà mẹ phải cực kỳ chú trọng đến chế độ ăn của mình và thực sự lưu ý các phản ứng của con sau khi mẹ mới ăn thử các loại thực phẩm mới để xem bé có dị ứng mẩn đỏ với các loại đó hay không. Sau đây là các sản phẩm mẹ tuyệt đối không nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Cafein: Những đồ uống chứa nhiều cafein như trà, cà phê,… sẽ giúp mẹ tỉnh táo, giảm stress nhưng lại khiến bé yêu trở nên cáu kỉnh, khó ngủ. Thay vào đó mẹ có thể sử dụng cacao nóng vừa ngon lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa của cả bé và mẹ.
- Đồ uống có cồn: Các loại đồ uống này sẽ kích thích xấu đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Nếu trong tình huống bắt buộc thì mẹ phải ngừng cho con bú tối thiểu 2 – 3 giờ để lượng cồn được thải hết khỏi cơ thể mẹ.
- Thực phẩm chiên rán dầu mỡ: Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên cực kỳ nhiều chất béo ảnh hưởng tới vóc dáng của mẹ do tích tụ mỡ xấu. Quá nhiều dầu mỡ cũng tác động không tốt đến sữa mẹ.
- Thực phẩm nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì cho mẹ.
- Thực phẩm tái sống: Các thực phẩm chưa được chế biến kỹ có thể tồn tại nhiều vi khuẩn tăng nguy cơ ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cho mẹ, cũng như có thể rối loạn đường ruột của trẻ. Đối với các hại khuẩn cần đạt nhiệt độ đủ lớn để tiêu diệt chúng.
- Hạn chế tối đa các loại cá kiếm, cá thu, cá ngòi,… bởi vì nó chứa hàm lượng thủy ngân rất cao gây nguy hại nghiệm trọng cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ sơ sinh.
- Thực phẩm cay/nóng: riềng mẻ gây nóng trong người, khó chịu cho cả bé và mẹ. Thực phẩm cay ngay cả với người bình thường cũng dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa, tác động xấu đến ruột.
- Đậu phộng: Đây là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng mẩn đỏ, tiêu chảy, khó thở,… Với lần đầu tiếp xúc mẹ chỉ nên thử một lượng rất nhỏ để xem phản ứng của bé tốt hay xấu với đậu phộng.
- Gia vị có mùi nồng như hành, tỏi có mùi rất nồng cho nên ít khi sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ khiến bé khó chịu, kém ăn.
- Rau có tính hàn như rau đắng, lá bạc hà cũng là những món là người mới sinh con không nên ăn.

4. Lưu ý về chế độ ăn khoa học cho mẹ mới sinh
Sau đây sẽ điểm lại cho mẹ mới sinh em bé một vài lưu ý để xây dựng được chế độ ăn phù hợp.
- Mẹ sinh mổ lưu ý trong những ngày đầu sau sinh khi chưa đánh hơi được mẹ chỉ nên ăn cháo loãng. Mẹ nên tránh những món khó tiêu và thực phẩm lên men không hề tốt cho vết mổ; tránh các đồ ăn có tính hàn bởi nó sẽ ức chế sự đông máu khiến vết mổ lâu lành; tránh đồ ăn gây sẹo, gây mưng mủ viêm vết mổ như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng.
- Mẹ sinh thường không phải kiêng ken nhiều như mẹ sinh mổ mà có sự lựa chọn đa dạng. Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, chỉ cần chú ý chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn / ngày.
- Phụ nữ cho con bú cần nạp lượng lớn thức ăn so với người trưởng thành vì bé lớn nhanh khỏe mạnh phụ thuộc hoàn toàn vào dưỡng chất từ sữa mẹ, các bà mẹ thoải mái ăn 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ngày.
- Các món luộc, hấp nên được ưu tiên vì cách chế biến này sẽ giữ lại tối đa các yếu tố dinh dưỡng.
- Do hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu cho nên Thức ăn chuẩn bị cho mẹ trong những ngày đầu sau sinh cần được nấu mềm, ấm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ gạo, phở, bún. Cũng như khi ăn cần cắt nhỏ thực phẩm và nhai kỹ trước khi nuốt.
- Một số thực phẩm tốt cho mẹ như đậu phộng, nhưng do cơ địa mà bé có thể đi ngoài, dị ứng hay quấy khóc
Bài chia sẻ trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin cho người mới sinh con nên ăn gì và kiêng gì. Dinh dưỡng cho mẹ cũng là dinh dưỡng cho bé. Nâng cao dưỡng chất cho mẹ để quá trình sản sữa diễn ra thuận lợi, bé ăn no ngủ ngoan. Chăm sóc cho cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh!