Lật là quá trình trẻ chuyển người ngửa thành úp, có thể xoay quanh một vị trí, lùi người trước sau. Đây là dấu mốc quan trọng cho sự phát triển kỹ năng vận động độc lập của trẻ. Trẻ từ 3 tháng có thể đã biết lật, 7 tháng có thể biết bò tuy nhiên quá trình lật lẫy có thể kéo dài khiến trẻ chậm biết đi. Vậy nên mẹ cần biết những lưu ý khi trẻ biết lật dưới đây để quá trình lật lẫy của trẻ được an toàn và thuận lợi nhất.
Nội dung
1. Luôn luôn để mắt tới trẻ
Khi bắt đầu biết lật, trẻ có thể thay đổi tư thế, lật lẫy bất cứ lúc nào mà không báo trước. Một cú lật người bất ngờ có thể biến thành một tai nạn đáng tiếc nếu mẹ không để mắt tới trẻ. Do đó, mẹ tuyệt đối không để trẻ nằm giường hoặc sofa một mình.

Để tránh những nguy hiểm không đáng có, mẹ hãy để trẻ nằm trên giường hoặc sàn có không gian rộng rãi, bằng phẳng, đủ mềm mại và không quá cứng cáp. Mẹ cần hạn chế cho trẻ nằm ở những vị trí cao, không chắc chắn bởi có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm khi lật.
2. Hỗ trợ và khích lệ trẻ tập lật lẫy
Để khích lệ trẻ tập lật lẫy, mẹ nên khen ngợi nỗ lực của em trẻ bằng cách vỗ tay, mỉm cười, vui đùa với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, thích thú từ đó kích thích trẻ hoạt động nhiều hơn, thao tác linh hoạt hơn.
Để kích thích trẻ tập lật, mẹ có thể để những món đồ chơi trẻ yêu thích ở xa hơn tầm với của trẻ hoặc mẹ nằm ở vị trí trẻ có thể chủ động lật người là với tới được. Việc này sẽ kích thích trẻ chủ động vận động nhiều hơn.
Một lưu ý khi trẻ biết lật là trẻ thường tỳ lên tay của mình và rất khó khăn để rút tay ra. Do vậy, cha mẹ nên chú ý theo dõi để hỗ trợ trẻ kịp thời. Trẻ cũng sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng nên lật người nằm sấp quá lâu. Vậy nên mẹ hãy theo dõi thời gian để lật người cho trẻ nằm ngửa trở lại, tránh để trẻ nằm sấp quá lâu.

3. Không nên để trẻ lật lúc ăn no
Một lưu ý khi trẻ biết lật mà mẹ phải nhớ đó là không nên cho trẻ lật sau khi vừa ăn no. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và việc nằm sấp khi lật có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ, dễ gây ra chứng khó tiêu và tình trạng nôn trớ.

4. Không nên quấn chăn, gối cho trẻ
Khi trẻ đã biết lật sẽ rất thích thú với việc này, thậm chí say mê lật lẫy cả ngày lẫn đêm. Mẹ cần hết sức cẩn thận với những vật dụng xung quanh trẻ, đặc biệt là chăn mền, khăn bởi chúng có thể quấn vào cổ ngực khiến trẻ ngạt thở.
Để hạn chế điều này, mẹ không nên giữ quá nhiều vật dụng xung quanh nôi, giường nằm của trẻ, cho trẻ đắp chăn riêng và không kéo chăn quá cao.

5. Để ý khu vực lật của trẻ
Dọn dẹp sạch sẽ khu vực nằm chơi của trẻ là một trong những lưu ý khi trẻ biết lật mẹ luôn phải chủ động thực hiện. Những vật dụng quá cứng có thể khiến trẻ bị đau khi lật. Một số có thể làm trẻ bị ngã, gây chèn ép vùng bụng và ngực khi trẻ nằm sấp. Đặc biệt, hãy tránh những vật dụng nguy hiểm như vật nhọn, vật nhỏ tròn ở vị trí nằm chơi của trẻ vì chỉ cần một vài cú lật, trẻ có thể với được chúng và tự gây nguy hiểm cho bản thân.
6. Massage chân, tay cho trẻ thường xuyên
Massage cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích bất ngờ như giúp trẻ tăng cân, ngủ sâu, kích thích tiêu hóa, thần kinh, vận động, giúp các nhóm cơ phát triển tốt hơn, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ bắt đầu lật lẫy.
Khi massage, máu sẽ lưu thông đế da và cơ bắp của trẻ tốt hơn, các khớp xương cũng vận động linh hoạt hơn. Massage không chỉ như một bài tập khởi động, làm nóng cơ khớp, phát triển xương mà còn giúp trẻ thư giãn, thoải mái, cảm thấy thích thú hơn với việc tập lật lẫy.

Khi massage cho trẻ, mẹ nên chú ý tháo bỏ các loại trang sức to, cồng kềnh, sắc nhọn ở tay, lựa chọn những bài massage toàn toàn, không sử dụng tinh dầu của người lớn và đặc biệt chú ý thời điểm và biểu hiện của trẻ khi được massage.
7. Sử dụng loại tã bỉm phù hợp với giai đoạn trẻ lật lẫy
Quá trình lật lẫy có thể làm bỉm tã bị xô lệch, gây tràn bỉm và khiến trẻ khó chịu. Do vậy, một trong những lưu ý khi trẻ biết lật mà mẹ cần biết là nên chọn tã bỉm phù hợp cho trẻ.
Những loại bỉm có kích thước mềm mỏng sẽ giúp trẻ cử động, lật người thoải mái và dễ dàng hơn. Chúng cũng không gây sự chèn ép, gồ ghề khi trẻ nằm sấp thời gian dài. Về kích thước bỉm tả, mẹ cũng nên chú ý chọn loại vừa vặn, co giãn tốt, đặc biệt là có khả năng thấm hút và chống tràn hiệu quả để trẻ có thể thoải mái vận động.

Trên đây là những lưu ý khi trẻ biết lật mẹ cần nắm được để hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho dấu mốc phát triển đầu tiên này. Mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ tại Camnangmebe nhé.